Kinh doanh quốc tế

1. Tổng quan chương trình

 

- Giới thiệu sơ lược về chương trình

Kinh doanh Quốc tế đang là một ngành nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO và TPP. Đây là ngành học sẽ cung cấp người học kiến thức chung về quản trị kinh doanh và kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực kinh doanh doanh quốc tế như đầu tư quốc tế, logistic và vận tải quốc tế, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế, hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế…

- Cơ hội nghề nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế có thể làm việc tại: các tập đoàn đa quốc gia, các tổ chức nghiên cứu thị trường, các hiệp hội ngành nghề, các trung tâm xúc tiến thương mại, các trường đại học trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế….

Cụ thể, có cơ hội được nhận vào các vị trí tuyển dụng như:

- Chuyên viên xuất nhập khẩu;

- Chuyên viên Quản trị Logistics;

- Chuyên viên Quản trị Tài chính và Quản trị chuỗi cung ứng trong môi trường toàn cầu và các vị trí chức năng quan trọng khác trong môi trường kinh doanh quốc tế.

- Điểm nổi bật của chương trình

Chương trình đào tạo được xây dựng theo chuẩn kiến thức của Trường đại học Monash (Úc). Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm thực tiễn và nghiên cứu. Các học phần chuyên ngành được giảng dạy bởi chuyên gia từ các cơ quan, viện nghiên cứu, doanh nghiệp nổi tiếng tại Việt Nam và nước ngoài. Các môn học nghiệp vụ được thiết kế mang tính thực tiễn cao với sự hỗ trợ, tư vấn từ Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistic Việt Nam, VCCI và một số doanh nghiệp có uy tín như Tổng Công ty Tân Cảng – STC, Công ty ITL...

2. Chuẩn đầu ra

Chuẩn đầu ra (CĐR) là khởi điểm của quy trình thiết kế chương trình đào tạo và được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học, phản ánh tầm nhìn, sứ mạng của trường, khoa và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nhu cầu của các bên liên quan.

Chuẩn đầu ra sẽ được cụ thể hóa theo nguyên tắc “tương thích có định hướng” vào các môn học từng bước giúp người học đạt được những trình độ & năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Nội dung chương trình còn tăng cường hoạt động học nhóm, rèn luyện thói quen chủ động học tập, tư duy sáng tạo cho người học để luôn chủ động và sẵn sàng cho những cơ hội phát triển

Chuẩn đầu ra được Trường cam kết với người học, xã hội và công bố công khai trên Website.

>> CĐR 2015 ; CĐR 2018 ; CĐR 2019

2. Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo là khung hệ thống kiến thức lý thuyết và thực hành được thiết kế đồng bộ với phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá kết quả học tập; để đảm bảo người học tích lũy được kiến thức, đạt được năng lực cần thiết theo chuẩn đầu ra đã công bố tương ứng với trình độ đại học. Chương trình đào tạo của Đại học Tôn Đức Thắng được xây dựng theo hướng tương thích với chương trình của TOP 100 đại học tốt nhất Thế giới đánh giá theo Bảng xếp hạng của QS và THE nhưng có sự điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam và mục tiêu đào tạo của Đại học Tôn Đức Thắng.

Định kỳ, nhà trường tiến hành rà soát, đánh giá chương trình đào tạo nhằm đảm bảo người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội về chuyên môn sau khi ra trường cũng như cập nhật những thay đổi về công nghệ, phương thức kinh doanh mới.... Quá trình này có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan trọng yếu bao gồm: nhà khoa học, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên. Chương trình TOP 100 được nhà trường đưa vào giảng dạy từ năm 2015 nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng thị trường lao động và xu hướng hội nhập toàn cầu; giúp người học năng động, tự học nhiều hơn; tiệm cận với mặt bằng đào tạo mới nhất trên thế giới.

Chương trình đào tạo được công bố cho người học qua cổng thông tin sinh viên và công khai trên website.

>> CTĐT 2015 ; CTĐT 2018 ; CTĐT 2019

 

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
B004, Đại học Tôn Đức Thắng
19 Nguyễn Hữu Thọ, P. Tân Phong, Q.7, TP. HCM
Hotline : + 84 28 37755067
Email: fba@tdtu.edu.vn