Ngày 21-9, Trường đại học Tôn Đức Thắng đã tổ chức lễ tốt nghiệp chương trình đào tạo quốc tế - FIATA Diploma in Freight Forwarding cho 94 sinh vên chất lượng cao ngành Kinh doanh quốc tế khóa 20. Đây là Chứng chỉ tiêu chuẩn của nhân sự giao nhận vận tải quốc tế chuyên nghiệp được cấp bởi Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế FIATA, với mong muốn tạo ra đội ngũ nhận sự trong nước và quốc tế.
Tại lễ tốt nghiệp, TS.Thomas Sim - Chủ tịch Hội đồng cố vấn giáo dục nghề nghiệp Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế FIATA gửi lời chúc mừng các bạn sinh viên đã gia nhập vào danh sách hơn 16.000 học viên đã hoàn thành và tốt nghiêp chương trình FIATA Diploma được công nhận bởi các doanh nghiệp tại 153 quốc gia thành viên FIATA. Ông cũng đã đề cập đến vấn đề công nghiệp 4.0 đã thay đổi ngành logistics như thế nào trong suốt 2 thập kỷ qua vào thương mại điện tử cũng như các công nghệ được ứng dụng trong các quy trình logistics tại các nước tiên tiến. Đó chính là những gì các bạn phải tìm hiểu và sẵn sàng khi tham gia vào ngành công nghiệp nogistics.
“Sự tham gia của các bạn vào ngành công nghiệp logistics và chuỗi cung ứng sẽ đóng góp một phần quan trọng không chỉ cho ngành logistics Việt Nam mà còn mở rộng ra toàn cầu”, TS.Thomas Sim nhấn mạnh.
Tham dự và phát biểu tại lễ tốt nghiệp, ông Lê Duy Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA)ghi nhận những đóng góp tích cực của VILAS - Trường Hàng không và Logistics Việt Nam trong suốt quá trình phát triển chương trình này nhằm tạo giá trị thiết thực và các trải nghiệm về môi trường làm việc, tiêu chuẩn quốc tế về logistics cho các bạn sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng.
Ông Hiệp khẳng định, Hiệp hội và các doanh nghiệp thành viên của VLA sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên thực tập, kiến tập, … tại các doanh nghiệp logistics.
Nhận định về mô hình đào tạo kết hợp giữa tiêu chuẩn quốc tế và thực tế tại Việt Nam, Ông Trần Chí Dũng - Trưởng ban Chuyên môn của VILAS đã có những chia sẻ về thực trạng, tiềm năng, sự phát triển và những thách thức của ngành trong những năm tới, các dự án đầu tư cho logistics tại các địa bàn trọng điểm của Việt Nam, trong khu vực ASEAN… Từ đó gợi ý các giải pháp trong dạy và học nhằm có được lực lượng nhân sự xuất sắc cho các doanh nghiệp với mọi quy mô, nhất là các start-up.
Dịp này, VLA - khoa Quản trị kinh doanh Trường ĐH Tôn Đức Thắng và VILAS cũng đã ký thỏa thuận hợp tác đào tạo. Theo đó, ba bên thống nhất về việc tối ưu nguồn lực và hợp tác trên các lĩnh vực: đào tạo chứng chỉ nghề, chương trình tham quan, kiến tập, thực tập, tuyển dụng, hướng nghiệp - phát triển kỹ năng, nghiên cứu khoa học, hợp đồng tư vấn chuyển giao, nước ngoài…
(Nguồn: giaoduc.edu.vn)