- Tên ngành:
- Tên ngành tiếng Việt: Quản trị kinh doanh CN Quản trị Nhà hàng – Khách sạn
- Tên ngành tiếng Anh: Business Administration in Hospitality Management
- Trình độ đào tạo: Đại học chính quy chương trình Chất lượng cao
- Văn bằng: Cử nhân Quản trị kinh doanh
- Mục tiêu đào tạo:
- Sinh viên Chất lượng cao Quản trị Kinh doanh chuyên ngành Nhà hàng – Khách sạn có tư tưởng chính trị vững vàng, toàn tâm tuàn ý phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước; hiểu và vận dụng kiến thức cơ bản và nâng cao của ngành dịch vụ nói chung và ngành Nhà hàng – Khách sạn nói riêng ở mức độ chuyên gia; có năng lực chuyên môn rộng và chuyên sâu để có thể ứng dụng kiến thức lý thuyết và hoạt động thực tiễn trong nước và hội nhập quốc tế; nắm vững phương pháp nghiên cứu khoa học, có tư duy phản biện, độc lập sáng tạo; có năng lực tự học và học tập ở bậc học cao hơn;
- Sinh viên tốt nghiệp chương trình Chất lượng cao Quản trị kinh doanh chuyên ngành Nhà hàng – Khách sạn có khả năng kết hợp kiến thức lý thuyết với kỹ năng phân tích, đánh giá, khả năng tư duy và xây dựng để giải quyết các vấn đề liên quan. Có năng lực nghiên cứu và tổ chức triển khai hiệu quả các kết quả nghiên cứu vào hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, mang lại sự chuyển biến trong kết quả kinh doanh …
- Chuẩn đầu ra: Người học chương trình Chất lượng cao Quản trị kinh doanh CN Quản trị Nhà hàng – Khách sạn sau khi tốt nghiệp, đạt được những kiến thức và kỹ năng cụ thể sau:
TT |
Nội dung |
Mô tả |
Tiêu chí đánh giá |
Thang đo |
1 |
Kiến thức chung |
Lý luận chính trị |
- Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh, kiến thức giáo dục quốc phòng; - Nắm được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. |
Dự kiểm tra và đạt yêu cầu môn học trong chương trình |
Khoa học xã hội |
- Biết, hiểu và có thể vận dụng hệ thống kiến thức của khoa học xã hội để hình thành tư duy tổng quan toàn diện của một nhà quản trị trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế |
Dự kiểm tra và đạt yêu cầu môn học trong chương trình |
||
Kiến thức chuyên môn |
Cơ sở ngành |
- Có kiến thức cơ bản về phương pháp luận khoa học trong quản trị kinh doanh; - Khả năng áp dụng kiến thức toán học và khoa học vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh; - Khả năng tập hợp số liệu, phân tích và xử lý số liệu; |
Dự kiểm tra đạt yêu cầu môn học trong chương trình |
|
Chuyên ngành |
- Có kiến thức tổng quát về ngành Du Lịch và Nhà Hàng – Khách Sạn và các ngành dịch vụ khác; - Hiểu biết xu hướng, tình hình phát triển và nhu cầu của ngành Nhà hàng – Khách sạn tại Việt Nam và thế giới; - Có kiến thức tổng quát về các đơn vị cung ứng trong ngành; - Có kiến thức vững chắc về các quy trình phục vụ; - Có kiến thức về các phần mềm chuyên dụng được sử dụng trong ngành NHKS như: Opera (PMS) Micros (POS), … ; - Hiểu được tâm lý và cách ứng xử của các đối tượng khách khác nhau; - Hiểu được tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ, mối quan hệ với khách hàng và những yêu cầu về chất lượng dịch vụ của khách; - Có kiến thức về các vấn đề có liên quan đến luật pháp và các chuẩn mực đạo đức trong quá trình hoạt động quản lý khách sạn, nhà hàng và các khu vui chơi, giải trí |
- Dự kiểm tra và đạt yêu cầu môn học trong chương trình; - Phân tích, đánh giá, ứng dụng thành thạo, hiệu quả kiến thức đã học vào các tình huống quản trị. |
||
2 |
Kỹ năng nghề nghiệp |
Về chuyên môn |
- Hoạch định và lập kế hoạch kinh doanh của một khách sạn, nhà hàng và các khu vui chơi, giải trí; - Quản lý và điều hành hoạt động hằng ngày của khách sạn, nhà hàng và các khu vui chơi, giải trí; - Phân tích và đưa ra các chiến lược kinh doanh của một khách sạn, nhà hàng và các khu vui chơi, giải trí; - Áp dụng được những kỹ năng phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh khách sạn, nhà hàng và các khu vui chơi, giải trí; - Phân tích và dự đoán được xu hướng và yêu cầu của từng nhóm đối tượng khách khác nhau; - Khả năng nhận biết vấn đề, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực kinh tế nói chung và ngành Nhà hàng - Khách sạn nói riêng; - Xây dựng quy trình làm việc của từng bộ phận; - Thành thạo các nghiệp vụ phục vụ khách hàng; - Sử dụng các trang thiết bị công nghệ hiện đại chuyên ngành trong môi trường kinh doanh Nhà hàng – Khách sạn; - Kỹ năng đàm phán thương lượng trong kinh doanh quốc tế. |
- Dự kiểm tra và đạt yêu cầu môn học trong chương trình; - Phân tích, đánh giá, ứng dụng thành thạo, hiệu quả kiến thức đã học vào các tình huống thực tếThực hiện được các thao tác nghiệp vụ |
Kỹ năng mềm |
-Tối thiểu sinh viên đạt được 07 kỹ năng như: § Kỹ năng thuyết trình; § Kỹ năng tư duy hiệu quả và sáng tạo; § Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định; § Kỹ năng giao tiếp và ứng xử; § Kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian hiệu quả; § Kỹ năng làm việc nhóm; § Kỹ năng viết hồ sơ xin việc ấn - Kỹ năng an toàn, rèn luyện sức khỏe và tinh thần đồng đội: bơi liên tục được 50m; chơi tốt tối thiểu 1 môn thể thao; |
Dự kiểm tra và đạt yêu cầu môn học trong chương trình;
|
||
Kỹ năng ngoại ngữ |
- Khóa 19: TOEIC 600 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương mức này. - Khóa 20: IELTS 5.5 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương. |
Chứng chỉ còn thời hạn giá trị |
||
Kỹ năng tin học |
Chứng chỉ tin học MOS quốc tế về các nội dung: § Microsoft Office Word § Microsoft Office Excel § Microsoft Office PowerPoint |
- Chứng chỉ còn thời hạn giá trị (Khóa 19 đạt 700 điểm; Khóa 20 đạt 750 điểm). - Dự kiểm tra và đạt yêu cầu môn học trong chương trình. |
||
3 |
Thái độ, ý thức xã hội |
Thái độ và hành vi |
- Tinh thần phục vụ chuyên nghiệp: thân thiện, tôn trọng, hòa nhã nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của khách hàng; - Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: trung thực, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo mật thông tin khách hàng và doanh nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật cao; - Có ý thức tự giác học tập và biết cách quản lý quỹ thời gian một cách hợp lý; |
Được đánh giá trong quá trình tham gia các môn học |
Ý thức về cộng đồng, xã hội |
Tinh thần tập thể, sẵn sàng tham gia các công tác liên quan đến chuyên môn của mình để phục vụ Nhà trường, cộng đồng xã hội, đoàn thể; |
Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội |
||
4 |
Vị trí người học sau khi tốt nghiệp |
Kết quả ứng dụng kiến thức, kỹ năng, bằng cấp đã có |
- Quản lý ở tất cả các bộ phận trong các cơ sở nhà hàng, khách sạn và các khu vui chơi giải trí, tại Việt Nam và trên thế giới ví dụ: Restaurant Manager, Front Office Manager, Executive Houskeeper, Convention/Events Planner, Exhibition Manager, Revenue Manager, Rooms Division Manager, ... - Làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác - Khởi nghiệp thương hiệu kinh doanh riêng của mình - Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc nhận định, giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành đã học. |
Kết quả điều tra tình hình công việc học viên sau thời điểm tốt nghiệp 1 năm |
5 |
Khả năng phát triển chuyên môn |
Đủ năng lực học lên bậc cao hơn |
Tham gia các chương trình đào tạo sau đại học ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn ở trong và ngoài nước; |
Số liệu và minh chứng tích lũy qua các năm về cựu sinh viên |